Trong quá trình học nhạc chắc có lẽ các bạn đã không ít lần nghe đến khái niệm quãng (interval). Đối với một số người tự học chơi nhạc thì thường bỏ qua khái niệm này vì nó khá khó nhớ và khó hiều. Vậy nên hôm nay Oriole Media xin gửi đến các bạn bài viết tìm hiểu về quãng và độ lớn của quãng nhé!
Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh hoặc note nhạc.
Nếu 2 âm vang lên cùng lúc gọi là quãng hòa thanh ( harmonic interval ). Âm dưới gọi là âm gốc, âm trên gọi là âm ngọn.
Nếu 2 âm vang lên lần lượt nối tiếp nhau gọi là quãng giai điệu ( melodic interval ).
Các quãng được xác định bởi 2 độ lớn :
– Độ lớn số lượng ( quãng 2, quãng 4, quãng 5… ) thể hiện bằng số lượng bậc có trong quãng
– Độ lớn chất lượng thể hiện bởi số cung ( tone ) và nửa cung ( somitone ) chứa trong quãng đó
Ta có các quãng cơ bản sau :
Quãng 1 Đúng : 0 cung
Quãng 2 thứ : 0,5 cung
Quãng 2 trưởng : 1 cung
Quãng 3 thứ : 1,5 cung
Quãng 3 trưởng : 2 cung
Quãng 4 Đúng : 2,5 cung
Quãng 4 tăng : 3 cung
Quãng 5 giảm : 3 cung
Quãng 5 Đúng : 3,5 cung
Quãng 6 thứ : 4 cung
Quãng 6 trưởng ; 4,5 cung
Quãng 7 thứ : 5 cung
Quãng 7 trưởng : 5,5 cung
Quãng 8 Đúng ( octave) : 6 cung
Các quãng khi vang lên tạo ra những cảm giác khác nhau cho người nghe, Có những quãng tạo nên tính chất hòa hợp, êm tai, người ta gọi là quãng thuận. Có những quãng tạo cảm giác chói tai, không hòa hợp, người ta gọi là quãng nghịch.
Các quãng thuận được phân chia làm 2 mức độ :
_Quãng thuận hoàn toàn ( rất thuận ) : quãng 1 đúng, 4 đúng, 5 đúng, 8 đúng
_Quãng thuận không hoàn toàn : quãng 3 trưởng, 3 thứ,6 trưởng, 6 thứ
Các quãng nghịch gồm có : 2 trưởng, 2 thứ, 7 trưởng, 7 thứ, các quãng tăng và giảm.
_ Quãng đơn là quãng có độ lớn số lượng tối đa là 8
_Quãng ghép là quãng có độ lớn số lượng lớn hơn quãng 8
_Quãng đồng âm là trường hợp hai quãng khác nhau về tên gọi nhưng có số cung bằng nhau
_Quãng đảo là đảo lại vị trị của hai nốt trong quãng
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu được khái niệm quãng trong âm nhạc và từ đó có thể ứng dụng vào trong quá trình chơi nhạc của mình các bạn nhé!
Mọi tác phẩm âm nhạc đều có thể được chuyển từ giọng nguyên bản sang một giọng khác, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Quá trình chuyển đổi giai điệu hoặc toàn bộ bài hát âm nhạc từ một giọng sang một giọng khác được gọi là Dịch Giọng. Dịch Giọng là một kỹ năng quan trọng trong việc học âm nhạc, đặc biệt là khi tập trung vào việc cover hoặc đệm hát. Hãy cùng khám phá những phương pháp để thực hiện Dịch Giọng cho một bài hát cùng Oriole Media nhé.
Dịch giọng (hay còn gọi là "transposition" trong tiếng Anh) là quá trình chuyển đổi giai điệu hoặc tất cả các phần của một tác phẩm âm nhạc từ một giọng (tone) âm nhạc ban đầu sang một giọng khác, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Mục đích của việc dịch giọng thường là để phù hợp với giọng hát của người biểu diễn hoặc để điều chỉnh tác phẩm âm nhạc cho phù hợp với dàn nhạc hoặc tình huống biểu diễn cụ thể.
Việc dịch giọng có thể thực hiện bằng cách thay đổi tất cả các nốt nhạc trong tác phẩm một lượng cố định, chẳng hạn như một toàn bộ tone hoặc nửa tone, để tạo ra phiên bản mới với giọng khác. Điều này thường được thực hiện bằng cách thay đổi tất cả các nốt nhạc, cả nốt cao và nốt thấp, trong tác phẩm.
Dịch giọng là một kỹ năng quan trọng đối với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, và ca sĩ, đặc biệt là khi họ muốn thực hiện các bản cover hoặc biểu diễn tác phẩm âm nhạc mà không phù hợp với giọng hát hoặc phong cách ban đầu.
1. Dịch theo quãng đã ấn định
Ở cách này ta cần xác định xem giọng cần dịch đang ở giọng gì. Ví dụ giọng nguyên bản là giọng đô trưởng (C) muốn dịch lên giọng pha trưởng (F) thì tất cả các nốt nằm trong giọng Đô trưởng phải được dịch lên một quãng bốn 2,5 cung.
2. Thay đổi dấu hóa
Ở cách này ta thay đổi dấu hóa theo khóa, các nốt sẽ được giữ nguyên còn các dầu hóa bất thường sẽ được nâng lên hay hạ xuống tùy vào hóa biểu mới.
3. Thay khóa
Chọn một loại khóa mà trong đó âm chủ của giọng mới viết cùng dòng với âm chủ của nguyên bản. Phương pháp này ít được sử dụng hơn hai phương pháp kia và đòi hỏi phải biết đọc thông thạo mọi loại khóa.
III. Ứng dụng
Có bao giờ các ban cảm thấy rằng trong quá trình tự học chơi nhạc, một số hợp âm chúng ta sử dụng nó quá đơn điệu và nó không mô tả được cảm xúc mà chúng ta mong muốn không vậy thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đến thể đảo của hợp âm và slash chord để có thể thay thế cho các hợp âm nguyên vị trong quá trình đệm hát.
I. Thể đảo của hợp âm
Để chúng ta có thể hiểu thể đảo qua hợp âm thì chúng ta sẽ quay lại cấu tạo của hợp âm ví dụ như chúng ta có hợp âm đô trưởng bao gồm các nốt C E G. Nếu như các bạn đến nốt C là chủ âm nằm ở vị trí thấp nhất thì người ta sẽ gọi đây là một hợp âm nguyên vị tức là các vị trí nằm nguyên vị trí không có sự thay đổi. Nhưng nếu chúng ta cho vị trí ở bậc số 3 là E là nốt thấp nhất để làm nốt bass thì người ta sẽ gọi đây là thể đảo số 1. Thể đảo số 2 xuất hiện khi chúng ta cho bậc 5 xuống ở vị trí cuối cùng là nốt G
Các hợp âm Triad thì sẽ luôn luôn có 2 hợp âm thể đảo ví dụ như hợp âm C thì chúng ta sẽ có:
*Chú ý chỉ cần nốt thấp nhất trong hợp âm của các bạn là bậc 3 thì nó luôn luôn sẽ được gọi là thể đảo số 1 mặc kệ các nốt bên trên như thế nào. Cũng tương tự như vậy chỉ cần nói thấp nhất trong hợp âm của các bạn là bậc 5 thì nó sẽ luôn được gọi là thể đảo số 2 mặc kệ các nốt bên trên như thế nào.
II. Slash chord
Slash Chord sinh ra để giải quyết các vấn đề về tên gọi có phần dài và khó nhớ của hợp âm ở thể đảo với bất kì các nốt nào để làm nốt bass
Vd: thay vì chúng ta phải hợp âm G9(sus4) thì chúng ta chỉ cần nhớ đây là hợp âm F/G
Hoặc một ví dụ khác thay vì chúng ta gọi hợp âm C7(♭9♭5) nó là một cái tên rất dài và khó nhớ thì chúng ta chỉ cần hiểu đây là hợp âm F♯/C
Câu hỏi đạt ra là vì sao phải sử dụng các hợp âm thể đảo:
Các hợp âm thể đảo sinh ra để có thể thay đổi trạng thái của một ca khúc và thay thế được các cảm xúc và Triad không tạo ra được.
III. Ứng dụng
Ở phần này để các bạn có thể tham khảo một các trực quan thì mình xin mời các bạn cùng xem video của Oriole Media được giảng viên Thanh Tuấn Lê Đỗ giảng dạy để các bạn có thể nghe được các cảm xúc mà hợp âm thể đảo tạo ra nhé!!!
Bạn có muốn dùng một hợp âm thật hay để thay thế cho các hợp âm cơ bản đang sử dụng?
Chính vì vậy hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn về Triton và cách ứng dụng vào đệm hát.
Triton hay còn gọi là quãng tam cung tức là các nốt nhạc cách nhau đúng 3 cung. Ở trong quãng Chromatic thì chúng ta sẽ luôn luôn có 6 cặp Triton
Vd trong giọng C: chúng ta sẽ luôn luôn có một cặp triton của C là F♯ vì C cách F♯ 3 cung. Chúng ta có cách khác để nhớ nhanh một cặp Triton đó là sử dụng vòng tròn bậc 5 (Circle Off Fifth). Hai vị trí đối diện nhau trên vòng tròn bậc 5 đó chính là một cặp Triton ví dụ: C và F♯
Nói một cách đơn giản nếu như 2 hợp âm 7 là một cặp triton thì nó có thể thay thế cho nhau được. Mình sẽ lấy một ví dụ ở tiến trình ii - V - I là Dm7 - G7 - C. Vậy chúng ta hoàn toàn có thể thay thế hợp âm G7 bằng hợp âm Triton của nó chính là hợp âm D♭7 vậy chúng ta sẽ có: Dm7 - D♭7 - C. Và đó cũng chính là cách đơn giản nhất để chúng ta ứng dụng vào piano đệm hát.
Để hiểu hơn về Triton và cách ứng dụng mình xin mời các bạn cùng xem video của Oriole Media để nghe các ví dụ về Triton nhé. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu cơ bản về Triton và cách ứng dụng vào đệm hát.
Lưu ý: Bài viết này chỉ nói về hợp âm tự nhiên trong giọng C
Khi nhắc đến các hợp âm C9, CMaj9, Cadd9, Csus2 thì rất có thể nhiều bạn sẽ nhầm lẫn các hợp âm này với nhau từ cấu tạo đến cách ứng dụng. Chính vì vậy hôm nay mình viết bài viết này để chia sẻ đến các bạn các hợp âm này để có thể hiểu và áp dụng vào bài đệm hát của mình nhé.
Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất đơn giản mà chúng ta có thể xây dựng nó chỉ với 3 bước:
Vậy chúng ta có các nốt đầy đủ của hợp âm CMaj9 là: C E G B D
Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất hay nhưng ở trong một chủ âm trưởng chúng ta chỉ có sài nó ở đúng 2 vị trí đó là vị trí chủ âm và bậc 4
Vd ở trong giọng C: chúng ta sẽ có vị trí chủ âm: CMaj9 và vị trí bậc 4: FMaj9
Để có một hợp âm 9 chúng ta sẽ vẫn sẽ xuất phát từ một hợp âm Triad và chúng ta sẽ cộng thêm một bậc 7 để tạo ra hợp âm 7 và từ hợp âm 7 đó chúng ta lại cộng tiếp bâcj số 9 thì chúng ta sẽ được hợp âm 9.
Vậy chúng ta có các nốt đầy đủ của hợp âm 9 là: C E G B♭ D
Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất hay và có tính ứng dụng rất cao trong bất kì một chuỗi âm trưởng nào
Vd trong giọng C: chúng ta sẽ sử dụng được ở các vị trí như sau:
Vì hợp âm 9 nó là một hợp âm xuất phát từ hợp âm 7 nên chúng ta chỉ dùng ở các vị trí là hợp âm 7.
Vậy có câu hỏi: Mình có thể sửu dụng ở vị trí chủ âm không
Câu trả lời là được nếu nó Secondary Dominat.
Hợp âm add9 là một hợp âm mà chúng ta có thể sử dụng nó một cách vô cùng đươn giản. Chúng ta vẫn sẽ xây dựng từ một Triad và cộng thêm bậc 9 của nó
Vd Hợp âm Cadd9 có cấu tạo như sau: C E G D
Vậy hợp âm add9 sẽ dùng được ở vị trí nào?
Vậy vị trí bậc 3 đâu?
Vị trí bậc 3 là E vì bậc 9 của E chính là nốt F♯ mà F♯ là một nốt không nằm trong âm giai C. Nên chúng ta sẽ không sử dụng hợp âm add9 ở vị trí sô 3 nếu không có ý đồ hòa thanh cụ thể.
Hợp âm sus2 là một hợp âm có rất nhiều tính ứng dụng và hay về tính cân bằng của nó. Các bạn có thay thế nó cho các hợp âm trưởng.
Vd chúng ta có thể hoàn toàn thanh thế hợp âm C bằng hợp âm Csus2, F bằng Fsus2 và G bằng Gsus2.
Vậy quay lại câu hỏi cảu bài viết này đó là sự khác nhau giữa các hợp âm 9, Maj9, add9, sus2.
Nói một cách đơn giản thì 3 loại hợp âm đó là 9, add9, Maj9 đều xuất phát từ hợp âm Triad thế nhưng các bậc 9 sẽ được quy định theo những hình thức khác nhau
Còn về hợp âm sus2 thì nó ở một mảng riêng vì nó không có bậc 3 chính vì vậy mà nó tạo ra tính trung bình cộng giữa trưởng và thứ.
Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn có thể phân biệt được các hợp âm 9, Maj9, add9, sus2 một cách cự kì đơn giản và chúng ta có thể sử dụng nó trong piano đệm hát.
Hợp âm m7(♭5) hay còn gọi là hợp âm bán giảm và hợp âm Dim7 hay còn gọi là giảm 7 là 2 khái niệm mà những người mới học chơi nhạc thường rất là dễ nhầm lẫn với nhau. Chính vì vậy hôm nay Oriole Media sẽ giải thích về cấu tạo cũng như cách để chúng ta ứng dụng 2 loại hợp âm này trong đệm hát Piano nhé.
Vd ở đây mình sẽ xuất phát từ 1 Triad Dm. Mình sẽ cộng thêm bậc 7 là nốt C và trừ bậc 5 xuống nửa cung A -> A♭
=> Đây chính là cấu trúc của hợp âm Dm7♭5
Vd ở đây chúng ta cũng sẽ xuất phát từ 1 Triad là Ddim. Mình sẽ cộng thêm bậc 7 nhưng bậc 7 này phải bị trừ đi nửa cung đúng như tên gọi của nó là giảm 7.
Câu hỏi: Tại sao B♭ phải giảm đi nửa cung trong khi nó đã là B♭ rồi??
Chúng ta có hợp âm Cdim7 sẽ có cấu tạo gồm các nốt C E♭ G♭ và nốt B♭ nhưng vì nó là hợp âm giảm 7 nên bậc 7 sẽ bị giảm thêm nửa cung nữa trở thành B♭♭ (Si giáng kép).
Ở đây sẽ xuất hiện thêm một câu hỏi rằng. Tại sao nốt Si bị giáng xuống hai lần mà chúng ta không gọi là nốt La và phải gọi là Si giáng kép?
Câu trả lời ở đây là. Nếu như chúng ta gọi là nốt La thì nó sẽ trở thành bậc số 6 của Đô và nó sẽ không đúng với tên gọi giảm 7 mà chúng ta bắt buộc phải gọi là Si giáng kép để đảm bảo rằng nốt Si giáng kép này nó là bậc 7 bị giảm đi nửa cung.
Mình sẽ để video ở đây để mọi người vừa xem và vừa nghe đê chúng ta có một cái nhìn trực quan hơn về cách sử dụng cảu hai loại hợp âm này. Chúc các bạn xem video vui vẻ <3
Trong bài viết mà mình nói về hợp âm 11 thì mình cũng đã giới thiệu cho các bạn hợp âm 9(sus4) rồi. Thế nhưng ở bài viết đó thì đánh trên Guitar rất đơn giản vì mình có giới thiệu các thế bấm nhưng đối với các bạn chơi piano thì bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và chơi được hợp âm này trên đàn Piano một cách chính xác đơn giản và hiểu quả.
Hợp âm 9(sus4) có cấu tạo đơn giản trên đàn piano. Các bạn hãy tưởng tượng như sau. Bên tay trái chính là nốt chủ âm mà chúng ta muốn đánh. Tay phải sẽ đánh hợp âm dưới nó 1 cung
Vd. Tay trái mình đánh nốt G. Tay phải mình đánh hợp âm F => ta có hợp âm G9(sus4)
Sẽ có tới 3 dạng biến thể dựa trên 3 thể đảo của hợp âm Triad
Vd: F, F/A, F/C
3 hợp âm này tương ứng với 3 cách mà chúng ta có thể giải quyết hợp âm 9(sus4) phù hợp nhất với tiến trình và cảm xúc mà chúng ta mong muốn.
Phần vd mình sẽ để video ở cuối bài viết nhé!!!
- Vd: Dm – G9(sus4) – CMaj7
Qua bài viết này Oriole Media hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu và ứng dụng được hợp âm 9(sus4) theo cách đơn giản và hiệu quả nhất trên đàn Piano
Trong quá trình tự học chơi nhạc thì có lẽ tất cả các bạn đã đều nghe đến hợp âm 11 rồi. Đây là một hợp âm cơ bản nhưng có tính ứng dụng rất là cao thế nhưng bản thân nó lại có một số vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm chính vì vậy hôm nay Oriole Media sẽ giới thiệu đến hợp âm 11 và cách ứng dụng nó trên đàn piano và guitar.
Tìm hiểu về hợp âm 11.
Về cơ bản chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng hợp âm 11 vốn xuất phát từ một hợp âm Triad và được cộng thêm các bậc mở rộng cụ thể là bậc 7, 9 và 11.
Mình sẽ lấy ví dụ ở hợp âm C gồm có: C E G bây giờ chúng ta cộng thêm bậc 7, bậc 9 và bậc 11 thì đây chính là hợp âm C11.
Trong hợp âm 11 này chúng ta sẽ luôn luôn có 2 bậc đó chính là bậc số 3 và bật số 11 đứng song song với nhau thế nhưng khi 2 bậc này đứng song song với nhau thì nó sẽ tạo ra một quãng giảm 9 nếu chúng ta muốn đảo bậc 11 này xuống một quãng 8 thì nó sẽ tạo ra quãng 2 giảm tuy nhiên quãng giảm 9 và quãng 2 giảm là 2 quãng cực kỳ xấu trong âm nhạc và chúng ta sẽ hầu như né nó đi nếu như không có ý đồ hoặc thanh cụ thể. Thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng một hợp âm khác với âm hưởng nhẹ nhàng dễ nghe hơn đó chính là hợp âm 9(sus4).
Tim hiều về hợp âm m11
Đối lập với sự gắt gỏng và khó nghe của hợp âm 11 thì hợp âm thứ 11 lại là một hợp âm với âm hưởng tuyệt đẹp và được ứng dụng rất nhiều trong nhạc nhẹ. Hợp âm thứ 11 cũng được xây dựng giống với hợp âm 11.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hợp âm Triad. Vd hợp âm Am gồm A C E chúng ta sẽ cộng thêm bậc 7, 9, 11 -> Đây chính là hợp âm Am11.
Bây giờ xin mời các bạn cùng xem video thực hành hợp âm 11 này trên piano và guitar của Oriole Media để cùng hiểu thêm về hợp âm 11 này nhé!!!
Ở phần 1 thì mình đã nói với các bạn về bản đồ hòa âm và cách sử dụng nó. Hôm nay Oriole Media sẽ gửi đến các bạn phần 2 của có bản bản đồ hòa âm. Ở phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng bản đồ hòa âm này để dùng tiến trình II V I.
Các vị trí xuất hiện của tiến trình II V I
Chúng ta có thể thấy rằng khi dắt về vị trí Dm(m7) chúng ta có tiến trình II V I là Em7(♭5) -> A(7,9,♭9) -> Dm(m7, m9, m11)
Dắt về vị trí Em(m7) chúng ta có chúng ta có tiến trình II V I là F♯m7(b5) -> B(7, 9, ♭9) -> Em(m7)
Vậy ở trong một chuỗi âm trưởng bất kì thì chúng ta sẽ có 5 tiến trình II V I chứ không phải là một tiến trình duy nhất.
Bây giờ mình sẽ lấy ví dụ về tiến trình II V I ở trong giọng C ở từng vị trí để các bạn có thể biết rằng thực ra tiến trình này chúng ta đã và đang được nghe rất nhiều nhưng do chúng ta chưa nhận ra mà thôi.
Mình xin mời các bạn cùng xem video để cùng hiểu rõ hơn và xem các ví dụ minh họa một cách trực quan hơn của Oriole Media nhé!!!
Bản quyền thuộc về © Oriole Media. All Rights Reserved.
Theme by HTML Codex