Lưu ý: Bài viết này chỉ nói về hợp âm tự nhiên trong giọng C

Khi nhắc đến các hợp âm C9, CMaj9, Cadd9, Csus2 thì rất có thể nhiều bạn sẽ nhầm lẫn các hợp âm này với nhau từ cấu tạo đến cách ứng dụng. Chính vì vậy hôm nay mình viết bài viết này để chia sẻ đến các bạn các hợp âm này để có thể hiểu và áp dụng vào bài đệm hát của mình nhé.

1. Hợp âm Maj9

Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất đơn giản mà chúng ta có thể xây dựng nó chỉ với 3 bước:

  • Chúng ta hãy dựng lên một Triad bất kì ví dụ C: C E G
  • Chúng ta cộng thêm bậc Maj7 => C E G B
  • Và cuối cùng chúng ta cộng thêm bậc số 9

Vậy chúng ta có các nốt đầy đủ của hợp âm CMaj9 là: C E G B D

Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất hay nhưng ở trong một chủ âm trưởng chúng ta chỉ có sài nó ở đúng 2 vị trí đó là vị trí chủ âm và bậc 4

Vd ở trong giọng C: chúng ta sẽ có vị trí chủ âm: CMaj9 và vị trí bậc 4: FMaj9

2. Hợp âm 9

Để có một hợp âm 9 chúng ta sẽ vẫn sẽ xuất phát từ một hợp âm Triad và chúng ta sẽ cộng thêm một bậc 7 để tạo ra hợp âm 7 và từ hợp âm 7 đó chúng ta lại cộng tiếp bâcj số 9 thì chúng ta sẽ được hợp âm 9.

Vậy chúng ta có các nốt đầy đủ của hợp âm 9 là: C E G B♭ D

Hợp âm Maj9 là một hợp âm rất hay và có tính ứng dụng rất cao trong bất kì một chuỗi âm trưởng nào

Vd trong giọng C: chúng ta sẽ sử dụng được ở các vị trí như sau:

  • Vị trí bậc 2 => Dm9
  • Vị trí bậc 5 => G9
  • Vị trí bậc 6 => Am9

Vì hợp âm 9 nó là một hợp âm xuất phát từ hợp âm 7 nên chúng ta chỉ dùng ở các vị trí là hợp âm 7.

Vậy có câu hỏi: Mình có thể sửu dụng ở vị trí chủ âm không

Câu trả lời là được nếu nó Secondary Dominat.

3. Hợp âm add9

Hợp âm add9 là một hợp âm mà chúng ta có thể sử dụng nó một cách vô cùng đươn giản. Chúng ta vẫn sẽ xây dựng từ một Triad và cộng thêm bậc 9 của nó

Vd Hợp âm Cadd9 có cấu tạo như sau: C E G D

Vậy hợp âm add9 sẽ dùng được ở vị trí nào?

  • Vị trí chủ âm => Cadd9
  • Vị trí bậc 2 => Dm(add9)
  • Vị trí bậc 4 => Fadd9
  • Vị trí bậc 5 => Gadd9
  • Vị trí bậc 6 => Am(add9)

Vậy vị trí bậc 3 đâu?

Vị trí bậc 3 là E vì bậc 9 của E chính là nốt F♯ mà F♯ là một nốt không nằm trong âm giai C. Nên chúng ta sẽ không sử dụng hợp âm add9 ở vị trí sô 3 nếu không có ý đồ hòa thanh cụ thể.

4. Hợp âm sus2

Hợp âm sus2 là một hợp âm có rất nhiều tính ứng dụng và hay về tính cân bằng của nó. Các bạn có thay thế nó cho các hợp âm trưởng.

Vd chúng ta có thể hoàn toàn thanh thế hợp âm C bằng hợp âm Csus2, F bằng Fsus2 và G bằng Gsus2.

Vậy quay lại câu hỏi cảu bài viết này đó là sự khác nhau giữa các hợp âm 9, Maj9, add9, sus2.

Nói một cách đơn giản thì 3 loại hợp âm đó là 9, add9, Maj9 đều xuất phát từ hợp âm Triad thế nhưng các bậc 9 sẽ được quy định theo những hình thức khác nhau

  • Hợp âm add9 sẽ gồm các bậc: I + III + V + IX
  • Hợp âm Maj9 sẽ gồm các bậc: I + III + V + VII + IX
  • Hợp âm 9 sẽ gồm các bậc: I + III + V + VII♭ + IX

Còn về hợp âm sus2 thì nó ở một mảng riêng vì nó không có bậc 3 chính vì vậy mà nó tạo ra tính trung bình cộng giữa trưởng và thứ.

Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn có thể phân biệt được các hợp âm 9, Maj9, add9, sus2 một cách cự kì đơn giản và chúng ta có thể sử dụng nó trong piano đệm hát.