Trong quá trình tự học chơi nhạc thì có lẽ tất cả các bạn đã đều nghe đến hợp âm 11 rồi. Đây là một hợp âm cơ bản nhưng có tính ứng dụng rất là cao thế nhưng bản thân nó lại có một số vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm chính vì vậy hôm nay Oriole Media sẽ giới thiệu đến hợp âm 11 và cách ứng dụng nó trên đàn piano và guitar.

Tìm hiểu về hợp âm 11.

Về cơ bản chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng hợp âm 11 vốn xuất phát từ một hợp âm Triad và được cộng thêm các bậc mở rộng cụ thể là bậc 7, 9 và 11.

Mình sẽ lấy ví dụ ở hợp âm C gồm có: C E G bây giờ chúng ta cộng thêm bậc 7, bậc 9 và bậc 11 thì đây chính là hợp âm C11.

Trong hợp âm 11 này chúng ta sẽ luôn luôn có 2 bậc đó chính là bậc số 3 và bật số 11 đứng song song với nhau thế nhưng khi 2 bậc này đứng song song với nhau thì nó sẽ tạo ra một quãng giảm 9 nếu chúng ta muốn đảo bậc 11 này xuống một quãng 8 thì nó sẽ tạo ra quãng 2 giảm tuy nhiên quãng giảm 9 và quãng 2 giảm là 2 quãng cực kỳ xấu trong âm nhạc và chúng ta sẽ hầu như né nó đi nếu như không có ý đồ hoặc thanh cụ thể. Thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng một hợp âm khác với âm hưởng nhẹ nhàng dễ nghe hơn đó chính là hợp âm 9(sus4).

Tim hiều về hợp âm m11

Đối lập với sự gắt gỏng và khó nghe của hợp âm 11 thì hợp âm thứ 11 lại là một hợp âm với âm hưởng tuyệt đẹp và được ứng dụng rất nhiều trong nhạc nhẹ. Hợp âm thứ 11 cũng được xây dựng giống với hợp âm 11.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hợp âm Triad. Vd hợp âm Am gồm A C E chúng ta sẽ cộng thêm bậc 7, 9, 11 -> Đây chính là hợp âm Am11.

Bây giờ xin mời các bạn cùng xem video thực hành hợp âm 11 này trên piano và guitar của Oriole Media để cùng hiểu thêm về hợp âm 11 này nhé!!!