Hợp âm m7(♭5) hay còn gọi là hợp âm bán giảm và hợp âm Dim7 hay còn gọi là giảm 7 là 2 khái niệm mà những người mới học chơi nhạc thường rất là dễ nhầm lẫn với nhau. Chính vì vậy hôm nay Oriole Media sẽ giải thích về cấu tạo cũng như cách để chúng ta ứng dụng 2 loại hợp âm này trong đệm hát Piano nhé.

1. Hợp âm bán giảm (m7♭5)

Vd ở đây mình sẽ xuất phát từ 1 Triad Dm. Mình sẽ cộng thêm bậc 7 là nốt C và trừ bậc 5 xuống nửa cung A -> A♭

 => Đây chính là cấu trúc của hợp âm Dm7♭5

2. Hợp âm giảm 7 (Dim7)

Vd ở đây chúng ta cũng sẽ xuất phát từ 1 Triad là Ddim. Mình sẽ cộng thêm bậc 7 nhưng bậc 7 này phải bị trừ đi nửa cung đúng như tên gọi của nó là giảm 7.

  • Đây chính là cấu trúc của hợp âm Ddim7

Câu hỏi: Tại sao B♭ phải giảm đi nửa cung trong khi nó đã là B♭ rồi??

Chúng ta có hợp âm Cdim7 sẽ có cấu tạo gồm các nốt C E♭ G♭ và nốt B♭ nhưng vì nó là hợp âm giảm 7 nên bậc 7 sẽ bị giảm thêm nửa cung nữa trở thành B♭♭ (Si giáng kép).

Ở đây sẽ xuất hiện thêm một câu hỏi rằng. Tại sao nốt Si bị giáng xuống hai lần mà chúng ta không gọi là nốt La và phải gọi là Si giáng kép?

Câu trả lời ở đây là. Nếu như chúng ta gọi là nốt La thì nó sẽ trở thành bậc số 6 của Đô và nó sẽ không đúng với tên gọi giảm 7 mà chúng ta bắt buộc phải gọi là Si giáng kép để đảm bảo rằng nốt Si giáng kép này nó là bậc 7 bị giảm đi nửa cung.

3. Ứng dụng

Mình sẽ để video ở đây để mọi người vừa xem và vừa nghe đê chúng ta có một cái nhìn trực quan hơn về cách sử dụng cảu hai loại hợp âm này. Chúc các bạn xem video vui vẻ <3