Khi bạn nghe một bài hát bất kì và bạn muốn chơi lại hoặc đánh thêm vào bài đó bằng các nhạc cụ như Guitar, Piano, Sáo,... thì bước đầu tiên bạn phải biết được bài nhạc đó đang ở giọng gì? Từ đó ta mới phân tích và biết được các nốt để chúng ta có thể chơi một cách chính xác.
Vậy "Giọng" là gì?
Giọng hay Tông trong ngữ cảnh âm nhạc thường đề cập đến tông âm, nghĩa là tông cao độ cơ bản của một bản nhạc hoặc một giai điệu. Tông chính (tông gốc) xác định dải âm thanh mà một bản nhạc hoặc một bài hát sẽ sử dụng và dựa trên đó, các nốt nhạc khác trong bản nhạc được xây dựng dựa trên đó.
Để xác định tông giọng trong một bài hát, bạn có thể làm các bước sau:
Nghe bản gốc của bài hát: Đầu tiên, nghe bản gốc của bài hát mà bạn muốn xác định tông giọng. Cố gắng để nghe và nhận biết tông âm chính của bài hát. Điều này có thể được xác định bằng cách cảm nhận nốt nhạc cuối cùng của bài hát hoặc nốt nhạc mà ca sĩ thường bắt đầu hát.
Sử dụng đàn piano hoặc đàn guitar: Nếu bạn có một đàn piano hoặc đàn guitar, bạn có thể sử dụng nó để tìm tông giọng. Bắt đầu bằng cách chơi nốt nhạc mà bạn nghĩ là tông giọng. Nếu nốt này không phù hợp với ca sĩ hoặc bản nhạc, hãy thử các nốt khác cho đến khi bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Ở cách này chúng ta đòi hỏi phải có một lượng kiến thức nhạc lí vừa đủ.
Phương pháp này chúng ta sẽ xem xét trong bản nhạc này xuất hiện bao nhiêu dấu hóa, để từ đó suy ra các giọng, điệu thức phù hợp. Về phần điệu thức...
Vd: Khóa biểu của bản nhạc không có dấu thăng hay giáng nào thì bài hát sẽ mang giọng Đô trưởng (C) hoặc La thứ (Am). Mình sẽ xét tiếp nếu bài hát kết thúc bằng nốt C thì sẽ là giọng Đô trưởng (C), nếu kết thúc ở nốt La thì sẽ ở giọng La thứ (Am)
Khóa biểu của bản nhạc có một dấu thăng thì bài hát sẽ mang giọng Fa trưởng (F) hoặc Rê thứ (Dm). Mình sẽ xét tiếp nếu bài hát kết thúc bằng nốt F thì sẽ là giọng Fa trưởng (F), nếu kết thúc ở nốt Rê thì sẽ ở giọng Rê thứ (Dm)
Sử dụng ứng dụng hoặc trình phân tích âm nhạc: Có nhiều ứng dụng và trình phân tích âm nhạc trực tuyến có khả năng xác định tông giọng của một bản nhạc. Bạn chỉ cần tải bản nhạc lên hoặc chơi nó qua micro của máy tính hoặc điện thoại di động, và ứng dụng sẽ cho bạn biết tông giọng chính của bài hát.
Xem các nguồn thông tin: Nếu bạn không thể xác định tông giọng bằng cách nghe hoặc sử dụng các công cụ trực tuyến, bạn có thể tìm các nguồn thông tin về bài hát hoặc bản nhạc đó. Có thể tìm trên internet hoặc trong sách về âm nhạc để xem liệu tông giọng của bài hát đã được công bố hay không.
Các trang web bạn có thể tìm kiếm hợp âm: https://hopamchuan.com/, https://hopamviet.vn/
Tham khảo phiên bản trực tiếp: Nếu bạn có phiên bản trực tiếp hoặc phần biểu diễn trực tiếp của bài hát, thường thì tông giọng sẽ được ghi ở phần mô tả để dễ dàng xác định hơn.
Sau khi bạn đã xác định được tông giọng của bài hát, bạn có thể sử dụng thông tin này để hát theo hoặc thực hiện theo bản nhạc.
Toàn bộ nội dung trong bài viết này là kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân mình. Các bạn có thể thao khảo bài viết này của mình và tổng hợp thêm nhiều nguồn tư liệu khác để tự xây dụng cho mình một bài tập thật sự hiệu quả và phù hợp nhất nhé.
Chúng ta sẽ có 2 bước để có một bài tập piano đơn giản
chúng ta sẽ tập ngón bằng các chạy các nốt nằm trong giọng. Ví dụ ở giọng C thì chúng ta sẽ đánh lần lượt các nốt C D E F G A B
*Lưu ý cực kì quan trọng: Khi tập các bạn nên dùng máy đếm nhịp (metronome) để đánh đúng nhịp và hay nên tập với tốc độ tăng dần. Yêu cầu đặt ra của tất cả các bài luyện ngón là phải đúng nhịp và âm thanh phải đều đặn.
Chúng ta sẽ tập ngón bằng cách đánh trên các tiến trình vd Canon in C, Canon in Db, Canon in D
Về cách sắp xếp ngón và các bài tập mẫu thì mình xin mời các bạn cùng xem video về các bài tập ngón của Oriole Media. Chúc các bạn thành công.
Vào một ngày đẹp trời các bạn lắng nghe các bài hát mà bạn yêu thích bỗng nhiên có một giai điệu đẹp khiến cho các bạn cảm thấy thích thú. Các bạn muốn chơi lại giai điệu đẹp đó, thế nhưng các bạn chưa biết các mẫu âm trong bài hát đó là gì. Các bạn lên mạng tìm hợp âm các hướng dẫn để có ca khúc đó nhưng không thấy. Các bạn thử lại các tập hợp âm đó trên đàn nhưng các bạn thấy không khớp. Vậy tại sao người ta có thể nghe ra được các hợp âm và giai điệu đó? Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn về cảm âm và kinh nghiệm để tập cảm âm cụ thể là cắm mầm tương đối.
I. Khái niệm cảm âm
Nam một cách dễ hiểu thì cảm âm chính là sự cảm nhận về âm thanh âm thanh mà chúng ta nghe được sẽ bao gồm 4 yếu tố
Trên thế giới âm nhạc thì cảm âm đưuọc chia làm 2 loại:
Cảm âm tương đối và cảm âm tuyệt đối
Mình đã đề cập tới phần này ở bài viết Top 10 hiểu lầm khi mới tập chơi nhạc. Các bạn xem lại bài viết để rõ hơn về hai khái niệm này nhé
II. Luyện tập cảm âm
Chúng ta sẽ có 3 bước để luyện tập cảm âm tương đối tại nhà
B1: Lấy 1 note làm điểm tựa và xác định các nốt lân cận
Mình sẽ lấy nốt C làm điểm tựa và đọc ra các nốt khác trong âm giai C
B2: Dựng Triad
Chúng ta sẽ dựng lên các Triad ở trong giọng C. Ví dụ hợp âm C gồm các nốt C E G. Tương tự như vậy với hợp âm Dm gồm các nốt D F A
B3: Dựng hợp âm 4 bè
Từ các hợp âm đã dựng được ở bước 2 chúng ta sẽ dựng lên các hợp âm 4 bè cụ thể là Maj7, 7, m7 và m7♭5
Vấn đề của 3 bước tập cảm âm:
Qua 3 bước mà mình đã chia sẽ thì mình nghĩ các bạn đã có thể tự luyện tập cảm âm tương đối rồi thế nhưng ở cách tập đó thì chúng ta chỉ có thể luyện tập được ở trên tông C bởi vì ở tông C không có bất kì một dấu # hay B nào cả. Nó rất đơn giản cho việc đọc tên các nốt nhạc. Vậy còn các giọng khác thì sao. Bởi vì trong âm nhạc chúng ta có tới 12 tông chính vì vậy chúng ta sẽ có một cách tập khác để có thể tập luyện các tông còn lại. Cách tập đó có tên gọi là Moveable C
Đây là phương pháp mà chúng ta sẽ sử dụng 7 nốt nhạc trong tông C để gọi tên tất cả các nốt nhạc của tất cả các giọng
Chi tiết phần Moveable C này mình sẽ để link video nói về vấn đề này của Oriole Media để các bạn có thể cảm nhận bằng âm thanh trên đàn từ đó sẽ giúp các bạn có cái nhìn trực quan hơn về phương pháp này nhé
Chào mừng tất cả các bạn đến với Oriole nếu mà chúng ta sẽ cùng nhau chơi nhạc bằng đam mê theo cách có hiểu biết.
Các bạn tự học chơi nhạc vì bắt đầu tìm kiếm cho mình những nguồn tài liệu các kiến thức mới sẽ khá là khó khăn bởi vì các bạn chưa biết được đâu là kiến thức đúng đâu là kiến thức mà chúng ta cần tập trung để tìm hiểu chính vì lẽ đó các bạn sẽ có nguy cơ mắc phải 10 hiểu lầm sau trong âm nhạc vậy hãy cùng Oriole Media tìm hiểu xem 10 hiểu lầm đó là gì trong bài viết này nhé.
Phách là một đại lượng dùng để mô tả các khoảng thời gian bằng nhau trong một ô nhịp các loại nhịp khác nhau sẽ có số lượng phách khác nhau trong các loại nhịp cơ bản mà ta thường gặp đơn vị để đo phách thường là nốt đen hoặc nốt móc đơn.
Đối với các loại nhịp có số chỉ nhịp bằng 4 ví dụ như nhịp 2/4 3/4 4/4 6/4 và các loại nhịp khác thì đơn vị đo trong các loại nhịp này là nốt đen vậy tức là các bạn lấy nốt tròn chia cho số chỉ nhịp bằng 4 thì sẽ ra đáp án là nốt đen. Tương tự như vậy đối với các loại nhịp con số chỉ nhịp bằng 8 ví dụ như nhịp 3/8 nhịp 6/8 nhịp 12/8 thì các bạn lấy nốt tròn chia cho 8 sẽ ra giá trị của một phách là nốt móc đơn. Một số loại nhịp khác cũng có giá trị trường độ được tính theo nốt đen hoặc nốt móc đơn ví dụ ở đây mình sẽ đưa cho các bạn 3 ca khúc rất nổi tiếng.
- Nhạc phẩm Santorini của nhạc sĩ Yanni đây là một nhạc phẩm được viết ở nhịp 7 8 thì xét về cơ bản đơn vị đo trường độ trong cái ca khúc này đó chính là nốt móc đơn.
- Nhạc phẩm Take Five của nhạc sĩ Dave Brubeck thì đây là một sản phẩm được viết ở nhịp 5 4 giá trị của nó sẽ được đo bằng nốt đen.
- Nhạc phẩm Wind trong bộ phim Naruto thì ca khúc này được viết ở nhịp 5 8 thì chúng ta lại đo bằng nốt móc đơn.
Vậy chúng ta đi đến kết luận phần một đó là phách không phải là nốt đen mà nốt đen hay móc đơn chỉ là một đơn vị trường độ dùng để mô tả các loại phách trong từng nhịp cụ thể.
Cảm âm là một khả năng mà tất cả những người học nhạc và chơi nhạc đều có khả năng học được thế nhưng chúng ta cần phải hiểu rõ về cảm âm như sau. Trong thế giới âm nhạc cảm âm được chia làm 2 loại đó là cảm âm tuyệt đối và cảm âm tương đối nói một cách đơn giản cảm âm tuyệt đối là bạn có khả năng có thể nghe được chính xác cao độ của tất cả các nốt nhạc nào được vang lên hoặc có thể phân tích được chính xác màu hợp âm gồm có những nốt nhạc nào. Mình sẽ đưa ra cho các bạn 2 ví dụ về những người có khả năng cảm âm tuyệt đối thứ nhất đó chính là nhạc sĩ Charlie Puth và thứ 2 Dylan Beato 2 người này có khả năng nghe chính xác 100% toàn bộ cái nốt nhạc được đánh ra bất kỳ các bạn có thể tham khảo thêm link về khả năng cảm ân tuyệt đối của họ.
Nói về cảm âm tương đối thì đó chính là một khả năng mà mình và 99% những người anh em chơi nhạc khác đều có thì đó là kết quả của một quá trình luyện tập rất lâu dài về các bản thì chúng ta có thể nghe được các hợp âm các tiến trình hòa âm rất cụ thể thế nhưng chúng ta luôn cần đến một đơn vị đối chiếu để có thể nói chính xác được đó là tông gì.
Vậy chúng ta đi đến kết luận rằng cảm âm là một khả năng mà chúng ta có thể học được thế nhưng chúng ta chỉ có thể học được khả năng cảm âm tương đối bởi vì cảm âm tuyệt đối là một món quà trời cho mà không phải ai cũng có được.
Đây là một vấn đề mà các bạn mới tập chơi nhà thường mắc phải đơn giản là vì các bạn chưa có dịp được chơi những ca khúc được viết ở những giọng rất khó ví dụ như là giọng C♯ A♯m hoặc C♭ A♭m. Ví dụ như ở trong giọng C♯ để đảm bảo vấn đề về cung và nửa cung được đúng thì chúng ta sẽ có các bước như sau.
C♯ D♯ E♯ F♯ G♯ A♯ B♯ thì chúng ta thấy có cặp nốt đó là E♯ và B♯ tương tự như vậy ở giọng C♭ thì chúng ta sẽ có các nốt như sau C♭ D♭ E♭ F♭ G♭ A♭ B♭ thì ở trong giọng này chúng ta thấy một cặp nốt đó là C♭ và F♭ trong một số tình huống khác thay vì chúng ta dùng các giọng với số lượng hóa biểu quá nhiều thì chúng ta có thể sử dụng các trùng âm để đơn giản hóa các vấn đề về hóa biểu đi. Đó là chúng ta sẽ sử dụng D♭ với 5 dấu ♭ thay cho C♯ trưởng với 7 dấu ♯. Hoặc là chúng ta có thể sử dụng giọng B với 5 dấu ♯ thay cho giọng C♭ với 7 dấu ♭.
Chính vì lẽ đó chúng ta cùng nhau đi đến kết luận rằng C♭ B♯ hay F♭ E♯ là các nốt có tồn tại thế nhưng rất hiếm khi gặp bởi vì các lý do nêu trên.
Để tránh mắc phải sai lầm này thì chúng ta hãy cùng nhau làm rõ khái niệm khóa biểu và dấu hóa bất thường.
Hóa biểu là một tập hợp các dấu hoá được đặt ở đầu mỗi bản nhạc để giúp chúng ta biết rằng trong bản nhạc này những nốt nhạc nào sẽ chịu tác động của các dấu hóa trên còn dấu hóa bất thường là tập hợp các nốt thăng (♯) giáng (♭) hoặc hoàn (♮) và chỉ có giá trị trong một ô nhịp mà nó xuất hiện. Đó là lý do tại sao mà chúng ta thấy trong một số bản nhạc có số lượng hóa bất thường có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi.
Vì vậy chúng ta cùng nhau đi đến kết luận rằng hóa biểu và dấu hóa bất thường là 2 khái niệm khác nhau.
Hiểu lầm này diễn ra khi chúng ta chưa phân biệt được khái niệm chủ âm và hợp âm nói một cách đơn giản thì chủ âm chính là nốt nhạc đầu tiên trong một âm giai gồm có 7 nốt nhạc được sắp xếp theo quy tắc cung và nửa cung tùy theo từng dòng cụ thể. Trong âm nhạc chúng ta chỉ có 2 dạng chủ âm đó là chuỗi âm trưởng hoặc là chủ âm thứ còn hợp âm đó chính là tập hợp các nốt nhạc được vang lên cùng lúc với nhau linh cùng một lúc với nhau và trong mỗi chủ âm chúng ta sẽ luôn luôn có 7 hợp âm đi kèm ví dụ trong tông C chúng ta sẽ có 7 hợp âm đi kèm: C Dm Em F G Am Bdim và chúng ta có thể mở rộng ra thành Cmaj7 Dm7 Em7 Fmaj7 G7 Am7 Bm7(♭5)
Như vậy chúng ta cùng nhau đi đến kết luận rằng trong âm nhạc chúng ta chỉ có 2 loại chủ âm đó là chủ âm trưởng và chủ âm thứ còn các hợp âm ví dụ như hợp âm Maj7 m7 hoặc các hợp âm khác thực ra nó chỉ là những cái dạng mở rộng của các hợp âm đi kèm theo từng chủ âm cụ thể.
C và Am có giống nhau hay không đáp án chính là không và chúng ta sẽ đi đến một khái niệm mới để phân biệt giữa C và Am khác nhau điểm nào đó chính là khái niệm giọng và điệu.
Giọng là một khái niệm đơn giản giúp chúng ta biết được bài hát này đang chơi ở tông nào đó.
Còn điệu hay còn gọi là điệu thức đây là một khái niệm giúp chúng ta biết được bài hát này chơi ở điệu thức trưởng hay là điệu thức thứ.
Kết hợp giữa giọng và điệu thì chúng ta sẽ có được giọng đô điệu thức trưởng (gọi tắt là C) hoặc giọng la điệu thức thứ (Am).
Vd: bài hát Em gái mưa – Hương Tràm (St: Mr. Siro) ở phần phiên khúc được viêt ở giọng G và điệp khúc viết ở giọng Em. 2 giọng này tuy 2 mà một nhưng tuy một lại là 2 bởi vì đây là một cặp giọng song song có chung hóa biểu nhưng khác nhau về chủ âm.
Vậy chúng ta cùng đi đến kết luận rằng đô trưởng và la thứ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau vì nó khác nhau về giọng và khác nhau về điệu.
Đáp án đối với mình đó là không bởi vì chúng ta cần hiểu rằng âm nhạc thực ra nó là một loại ngôn ngữ và nó cũng có các vấn đề đó là nghe nói đọc viết thế nhưng âm nhạc khác ngôn ngữ ở chỗ rằng âm nhạc có một sự cảm nhận và chúng ta có thể dùng cảm nhận đó để tiếp cận âm nhạc và học nhạc cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều người họ không biết chữ thế nhưng họ vẫn có thể có khả năng cho tính cách bình thường và âm nhạc cũng như vậy chúng ta không nhất thiết cứ phải quyết phải đọc nhạc thì mới có thể chơi nhạc giỏi được
Vì vậy chúng ta đi đến kết luận rằng không nhất thiết cứ phải biết đọc nhạc thì mới có thể chơi nhạc được thế nhưng các bạn hãy nên học đọc nhạc bởi vì nếu biết đọc nhạc các bạn sẽ rút ngắn con đường học nhạc của mình rất nhiều lần
Đây là một sai lầm mà hầu như tất cả các bạn mới chơi nhạc đều mắc phải. Vậy để tránh gặp phải sai lầm này thì chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ khái niệm nhịp 6/8 và chùm 3 móc đơn này. Nhịp 6/8 là một là nhịp gồm có 6 phách trong một ô nhịp vào mỗi phách có giá trị bằng một nốt đơn các bạn có thể coi lại phần một nhưng mà nó mô tả về các loại nhịp có số chỉ nhịp là số 8. còn chùm 3 móc đơn thực ra chúng ta hiểu đơn giản chùm 3 móc đơn chính là 3 nốt móc đơn nhưng lại có giá trị bằng một nốt đen. Các bạn có thể xem video mình nói về vấn đề này ở cuối bài viết. Mình sẽ đưa ra các ví dụ về âm thanh để các bạn dễ hình dung nhất.
Đây là một hiểu lầm rất cơ bản về cấu tạo của hợp âm. Chúng ta cần biết rằng trong một ca khúc sẽ có rất nhiều hợp âm và mỗi hợp âm như vậy sẽ có rất nhiều nốt nhạc và chúng ta cần biết rõ chức năng của hợp âm là gì về cơ bản hợp âm sinh ra để làm nền cho giọng hát hoặc làm nền cho các nhạc cụ chơi solo ở phía trên nếu như chúng ta trên một hợp âm quá nhiều nốt thì chúng ta sẽ có nguy cơ lấn sân sang à giọng hát và các nhạc cụ đang chơi solo chính vì lẽ đó chúng ta cần phải lựa chọn các nốt nhạc nào thật sự cần thiết để lại trong hợp âm của mình để dễ hiểu hơn thì mình sẽ mời các bạn coi clip nằm ở cuối bài viết mình sẽ ví dụ bằng âm thanh để các bạn có một cái nhìn dễ hiểu hơn về vấn đề này
Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau đi đến kết luận rằng không nên chơi một hợp âm có quá nhiều nốt nhạc vì nó có thể tác động xấu đến tổng thể của bài hát.
Đây là một hiện tượng mà các bạn tự học chơi nhạc thường xuyên vấp phải và dẫn đến một tình trạng tồi tệ khi tự học lý thuyết hòa âm và các bạn cảm thấy hòa âm là một cái gì đó quá cao xa bạn không thể nào vươn tới được.
Như mục 7 mình đã nói âm nhạc thực ra nó là một loại ngôn ngữ nhưng đề cao tính cảm nhận. Đối với những người nắm rõ lý thuyết về hòa âm và có kỹ năng biểu diễn tốt thì đó là một hình tượng mình cũng đang hướng tới. Một số người khác thì có kiến thức hòa thanh rất tốt thế nhưng khả năng biểu diễn của họ lại không được tốt như những người nghệ sĩ chuyên biểu diễn trên sân khấu thế nên họ đã chọn cho mình một con đường khác là giảng dạy âm nhạc hoặc là nghiên cứu âm nhạc. Đây là một con đường hàng lâm yêu cầu tư duy và lý luận về âm nhạc rất cao. Một số nghệ sĩ khác thì lại ngược lại họ có khả năng biểu diễn trên sân khấu rất tốt nhưng lý thuyết về hòa âm thì lại không được tốt cho lắm. Nhưng nghệ sĩ Tommy Emmanuel trong một cuộc phỏng vấn ngắn thì ông đã nói rằng “nói một cách cơ bản thì lý thuyết của ông của ông không được tốt lắm thế nhưng ông có thể thể hiện tất cả bằng đôi tai của mình” đó chẳng phải là cảm nhận hay sao.
Vì vậy chúng ta cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng của clip ngày hôm nay đó là chúng ta không nhất thiết phải biết lý thuyết âm nhạc để có thể chơi nhạc được mà con tim và sự cảm nhận chính là chìa khóa để dẫn chúng ta đến con đường âm nhạc chân chính nhất thế nhưng chúng ta cũng nên biết về lý thuyết âm nhạc để có thể rút ngắn hơn con đường âm nhạc của mình theo cách thuận lợi nhất có thể.
Và đó chính là quan niệm của mình về 10 lỗi sai mà các bạn có thể mắc phải trong quá trình tự học nhạc. Rất hy vọng rằng bài viết này giúp cho các bạn tránh được mọi lỗi sai trên và có thể rút ngắn được con đường theo cách hiệu quả nhất.
Bản quyền thuộc về © Oriole Media. All Rights Reserved.
Theme by HTML Codex