082 2929 216 | oriolemedia.edu@gmail.com

Trong quá trình tìm tòi để có thể chơi được piano đệm hát guitar đệm hát hoặc là các nhạc cụ khác thì có lẽ các bạn đã nhìn qua cái bảng này một lần rồi bạn này có tên là bản đồ hợp âm của một chủ âm trưởng và cụ thể ở đây là của giọng đô trưởng khi mới nhìn thấy nó thì có lẽ các bạn sẽ đặt ra câu hỏi là ủa cái bảng này sinh ra để làm gì và làm thế nào để hiểu và ứng dụng nó vào trong thực tế chính vì vậy hôm  nay mình sẽ nói về bản đồ hòa âm của một chủ âm trưởng để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cái bản này và ứng dụng nó vào trong thực tế mình xin mời các bạn cùng Xem video của Oriole Media nhé!!!

 

Võ Khắc Mạnh
(0)

Khi đọc qua tiêu đề có lẽ các bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi vì sao bài viết lại có cái tên lạ như vậy. Điều gì đã khiến hợp âm Sus trở thành thiên thần hay ác quỷ? Các bạn cùng mình tìm hiểu nhé.

Hợp âm Sus (viết tắt của Suspended) được gọi là hợp âm treo, đây là một dạng hợp âm có cấu tạo gồm 3 nốt nhạc nhưng khoảng cách giữa các nốt nhạc sẽ không được tạo thành từ những quảng 3 mà được tạo từ các quảng 2 trưởng và quảng 4 đúng.

Hợp âm Sus có hai dạng là Sus2 và Sus4. Cấu tạo của hai hợp âm này như sau:

Sus2: 2T - 4Đ
VD: Csus2: C D G trong đó: C -> D là quảng 2 trưởng, D -> G là quảng 4 đúng

Sus4: 4Đ - 2T
VD Csus4: C F G trong đó: C -> F là quảng 4 đúng, F -> G là quảng 2 trưởng

Sau khi tìm hiểu nhanh cấu tạo hợp âm của hợp âm Sus chúng ta thấy rằng trong loiaj hợp âm này không tồn tại các nốt bậc 3 vốn là 1 bậc để đình hình hợp âm đó là trưởng hay thứ. Vậy cách ứng dụng như thế nào và vì sao nó lại có tên gọi "độc lạ" như vậy thì sau đây xin mời các bạn cùng xem video hướng dẫn của Oriole Media nhé!!

Võ Khắc Mạnh
(0)

Đối với các bạn bạn mới tập chơi guitar và khoogn qua những trường lớp bài bản chính vì lẽ đó mà đã có những người chơi đàn đã rất lâu năm rồi vẫn không nắm được cấu trúc bài hát gồm những gì và làm thế nào để phát triền bài hát theo hướng hay hơn. Chính vì lẽ đó mà Oriole Media đã làm một video ngắn hướng dẫn cách để phân tích một ca khúc và làm thế nào để làm ca khúc đó trở nên hay hơn trong khả năng của mình. Xin mời các bạn cùng xem video nhé.

Võ Khắc Mạnh
(0)

Đối với những bạn muốn học guitar để đệm hát, đàn được những bài hát hay thì chắc chắn không thể thiếu được kĩ năng quạt chả guitar. Đây là kĩ năng cần thiết nhất khi bạn muốn trở thành một người chơi guitar đệm hát thự thụ. Oriole Media sẽ hướng dẫn cho các bạn theo cách dễ hiểu nhất nhé!

Strumming trong guitar là cách bạn dùng ngón tay hoặc ngón búa để vẫy qua các dây đàn guitar một cách liên tục và đều đặn để tạo ra âm thanh. Kỹ thuật strumming thường được sử dụng khi bạn đệm hát hoặc chơi các đoạn nhạc có giai điệu đơn giản. Khi strumming, bạn có thể điều chỉnh lực đánh và tốc độ vẫy tùy thuộc vào cách bạn muốn âm thanh của cây guitar.

Strumming có thể thay đổi theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm:

  1. Kỹ thuật quạt đều đánh xuống

    Cách đơn giản nhất để bạn tiếp cận với các cách quạt chả guitar đó chính là tập quạt đều đánh xuống. Khi nghe về kĩ thuật này, các bạn sẽ cảm thấy rất đơn giản. Nhưng thực tế, đây lại là một kĩ thuật nền tảng và rất quan trọng khi học quạt chả guitar cơ bản.

    Đây sẽ là kĩ thuật giúp người mới tập chơi guitar phát triển được kĩ năng một cách tối ưu. Hãy quạt đều tay xuống theo một tempo bất kì và cố gắng giữ tốc độ đều tay và vào nhịp. Cố gắng tập nhiều đến mức bạn vừa có thể giữ nhịp, vừa có thể trò chuyện với người khác nhé!

    Hơn nữa, hãy tập nhấn nhá trong những lần quạt của mình. Vì trong một bài nhạc sẽ có những khúc cần nhẹ nhàng và những khúc cao trào. Hãy quạt mạnh ở những phách 1,2,4 rồi bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt. Đó là tầm quan trọng của việc quạt mạnh nhẹ khi chơi nhạc.

    Hãy hạn chế cử động khuỷu tay, bạn nên thư giãn và sử dụng cổ tay khi đã dần quen với bài tập này. Thậm chí bạn cũng có thể tưởng tượng như có gì đó đang dính trên tay mình và bạn đang cố để vẫy nó ra.

  2. Xuống – Lên

    Thay vì chỉ quạt xuống, ở kĩ thuật này bạn sẽ đánh xuống và lên xen kẽ với nhau. Nếu đã tập đến kĩ thuật này, bạn đã thật sự bắt đầu bước cách quạt chả trong guitar. Hãy đánh xuống và lên xen kẽ cùng nhau và đảm bảo rằng bạn đang ở đúng nhịp được quy định từ đầu.

    Rất nhiều bạn khi mới tập quạt xuống – lên có xu hướng quạt mạnh ở chiều “lên”. Tuy nhiên thực tế bạn chỉ cần quạt mạnh chiều “xuống”, chiều “lên” chỉ cần quạt ba hoặc bốn dây (tính từ dưới lên). Điều này không những giúp cho cử động tay của bạn linh hoạt hơn, mà còn giúp cho bài nhạc được hay hơn.

    Với những bài nhạc có tốc độ nhanh, chỉ quạt xuống sẽ không đáp ứng được yêu cầu của bài hát. Khi quạt lên ta vẫn sử dụng ngón trỏ nhưng thả lỏng và lướt lên.

    Với nhịp 2/4 ta hay tập 1 quạt xuống, 2 quạt lên. Lặp lại liên tục 1 và 2 và 1 và 2. Lưu ý hãy lướt đủ 6 dây. Nâng cao hơn, bạn hãy chỉ quạt dây bass với bài tập này hoặc chỉ quạt dây treble.

  3. Quạt tắt tiếng (Palm Mute)

    Kĩ thuật này giống với kĩ thuật quạt xuống – lên, tuy nhiên sẽ kèm với một thuật ngữ mới đó chính là quạt tắt tiếng. Kĩ thuật này một phần nào sẽ mô phỏng như âm thanh của người chơi trống. Khi bạn quạt xuống với kĩ thuật tắt tiếng, hãy giảm áp lực với bàn tay trái một chút. Khi ngón tay rải qua dây đàn, bạn sẽ dùng ngón tay tắt âm những sợi dây (lưu ý đừng đè dây quá mạnh).

    Hơn nữa, đây cũng là một mẹo giúp các bạn muốn tập guitar nhưng ngại tạo ra tiếng đàn lớn. Các bạn chỉ cần chạm tay trái vào dây để âm được kín lại, không vang xa ra ngoài.

Vd các điệu quạt chả ở điệu ballad:

Điệu Ballad nằm ở nhip 4/4 như vậy có 4 phách.  hay dễ hiểu hơn có 4 cái dậm chân.
Mỗi cái dậm chân xuống sẽ tương đương với một nốt đen. Hãy tập với 2 hợp âm căn bản này trước Đô trưởng (C) chuyển sang La thứ (Am) rồi về Đô trưởng (C) cho đến khi bạn thành thạo rồi đánh hợp âm vòng Am - F - C -G.

Vậy các bạn có thắc mắc các tiết tấu đó được tạo nên như thế nào? Mình có thể làm chủ nó được hay không? Hay liệu mình có thể sáng tạo ra các tiết tấu dành riêng cho mình được hay không. Nếu các bạn đang băn khoăn về vấn đề đó thì mình xin mời các bạn cùng xem video nói về Các Bước Để Làm Chủ Tiết Tấu Quạt Cơ Bản của Oriole Media nhé!!!

Võ Khắc Mạnh
(1)

Đối với những người mới học đàn guitar đệm hát cơ bản, ngoài việc nắm vững các hợp âm căn bản, việc nhận biết đúng nhịp và phách trong một bài hát là vô cùng quan trọng. Dù bạn có thành thạo về hợp âm, nhưng nếu không xử lý tốt nhịp điệu và phách, bạn chỉ có thể tự mình đệm cho bản thân khi hát. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng đệm kèm cho người khác hát, việc này thực sự sẽ rất khó khăn.

Nhịp là gì?

Khi các bạn nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy bài hát đó vang lên với một khoảng thời gian đều đều nhau được xác định bằng một tiếng đệm mạnh (Bass – Trống – Dậm chân). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp mà nhạc lý còn gọi là tempo.

Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp(xem hình minh họa bên dưới)

– Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.

– Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.

– Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.(xem hình minh họa)

Phách là gì?

Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.

Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.

Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.

Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.(xem hình minh họa)

Vậy trong guitar nhịp phách quan trọng như thế nào? Cách ứng dụng và kiểm soát nhịp phách khi quạt chả(Strumming) như thế nào thì mình xin mời các bạn cùng xem video nói về vấn đề này của Oriole Media để hiểu rõ hơn nhé!!!

Võ Khắc Mạnh
(1)

Hợp âm màu là một dạng hợp âm biến đổi từ những hợp âm cơ bản để tạo ra những màu sắc, giai điệu mới. Khi kết hợp với các hợp âm này lại với nhau thành hệ thống thì có thể ứng dụng vào rất nhiều bài để tạo ra những hiệu ứng mới mẻ. Tuy nhiên để nói về hợp âm màu thì sẽ rất là rộng. Vì thế trong bài viết này mình sẽ nói về 2 hợp âm mà chúng ta dễ gặp và thường xuyên sử dụng trong đệm hát cơ bản là hai loại hợp âm Major7 và Dominant7.
Vậy hợp âm Major7 và Dominant7 là gì? Được cấu tạo và được ứng dụng như thế nào?

Trước tiên ta cùng tìm hiểu khái niệm hợp âm Major7 :
Hợp âm Major7 được cấu tạo từ một hợp âm triad + note ở quãng 7 trưởng.
vd: CMajor7: C E G B
      FMajor7: F A C E
      AmMajor7: A C E G♯

Hợp âm Dominant7 được cấu tạo từ một hợp âm triad + note ở quãng 7 thứ
vd: C7: C E G B♭

      E7: E G♯ B D
       

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được cấu tạo của hai loại hợp âm màu này rồi. Vậy cách ứng dụng nó vào bài đệm như thế nào thì mình xin mời các bạn cùng xem video hướng dẫn của Oriole Media nhé!!!

Võ Khắc Mạnh
(0)

Trong âm nhạc và đặc biệt là trong việc chơi guitar đệm hát, khái niệm "voicing" ám chỉ cách các nốt âm được sắp xếp và phân bố trong một âm giai hoặc hợp âm cụ thể. Các nhóm voicing giúp tạo ra sự đa dạng và màu sắc khác nhau cho âm nhạc, thường được sử dụng để thay đổi cảm giác và phong cách của bản nhạc.

Ứng dụng của các nhóm voicing cho guitar đệm hát là để tạo ra sự đa dạng trong âm thanh, làm cho âm nhạc trở nên phong phú và thú vị hơn. Khi bạn chơi các bản nhạc đệm hát trên guitar, việc sử dụng các nhóm voicing khác nhau có thể giúp tạo ra cảm giác thú vị hơn cho người nghe, làm cho âm nhạc trở nên sống động và sâu sắc hơn. Để hiểu rõ hơn về voicing và cách ứng dụng voicing trong đệm hát thì xin mời các bạn cùng xem video hướng dẫn của Oriole Media nhé!!!

Võ Khắc Mạnh
(0)

Circle of Fifth là một vòng tròn rất tuyệt vời, khi đã hiểu được nó thì các bạn sẽ có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp cụ thể từ đơn giản đến phức tạp.

Trong clip này thì Oriole Media sẽ hướng dẫn các bạn cách để xác định được bộ 7 hợp âm đi theo 1 chủ âm bất kỳ trong 12 chủ âm theo 1 cách hết sức đơn giản và hiệu quả, với cách này thì các bạn không cần phải ghi nhớ quá nhiều công thức rắc rối!. Để hiểu hơn về Circle of Fifth hay còn gọi là vòng vòng tròn bậc 5 này thì mình xin mời bạn cùng xem video này của Oriole Media nhé!!!

 

 

Võ Khắc Mạnh
(0)

Với những người đã có kiến thức căn bản về nhạc lí thì chắc hẳn mọi người đã nghe qua Passing Chord. vậy Passing Chord là gì?

Passing chord, hay còn gọi là "chord passing" hoặc "chord filler," là một loại hợp âm xuất hiện tạm thời giữa hai hợp âm chính trong một tiến trình hòa thanh. Chúng thường được sử dụng để tạo sự liên kết mượt mà giữa hai hợp âm chính và làm cho âm nhạc trở nên phong phú hơn. Passing chord không phải là hợp âm trong tiến trình hòa thanh mà chỉ xuất hiện như một phần trung gian và thường không kéo dài quá lâu.

Passing chord thường được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc như jazz, nhạc pop, blues, và R&B để thêm vào âm nhạc một số màu sắc và sự đa dạng. Mục đích chính của passing chord là giúp tiến trình hòa thanh diễn ra một cách mượt mà, hợp lý, và không gây cảm giác bị gián đoạn.

 

Võ Khắc Mạnh
(2)

ORIOLE MUSIC CLASS

Chơi nhạc bằng đam mê theo cách có hiểu biết.

Đăng kí nhận tin

Hãy đến với chúng tôi

311/2/5 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM, Binh Thanh, Vietnam

082 2929 216 (Mr.Khôi)

038 8018 135 (Mrs.Hoàng Anh)

oriolemedia@outlook.com

Theo dõi chúng tôi qua:

Bản quyền thuộc về © Oriole Media. All Rights Reserved.

Theme by HTML Codex

Công ty TNHH Nghệ thuật và Đào đạo LP, Mã số doanh nghiệp: 0313458863, đăng ký ngày 25/09/2015 tại sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

Zalo
Hotline: 0388.018.135