Vào một ngày đẹp trời các bạn lắng nghe các bài hát mà bạn yêu thích bỗng nhiên có một giai điệu đẹp khiến cho các bạn cảm thấy thích thú. Các bạn muốn chơi lại giai điệu đẹp đó, thế nhưng các bạn chưa biết các mẫu âm trong bài hát đó là gì. Các bạn lên mạng tìm hợp âm các hướng dẫn để có ca khúc đó nhưng không thấy. Các bạn thử lại các tập hợp âm đó trên đàn nhưng các bạn thấy không khớp. Vậy tại sao người ta có thể nghe ra được các hợp âm và giai điệu đó? Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn về cảm âm và kinh nghiệm để tập cảm âm cụ thể là cắm mầm tương đối.

I. Khái niệm cảm âm

Nam một cách dễ hiểu thì cảm âm chính là sự cảm nhận về âm thanh âm thanh mà chúng ta nghe được sẽ bao gồm 4 yếu tố

  • Thứ nhất đó chính là cao độ chính là độ cao hay thấp của âm thanh

  • Thứ 2 đó chính là trường độ chính là độ dài hay ngắn của âm thanh

  • Thứ 3 đó chính là cường độ đó chính là độ lớn hay nhỏ của âm thanh

  • Thứ 4 và là yếu tố cuối cùng đó chính là âm sắc chính là sự khác nhau của các âm thanh được tạo ra ví dụ như ghi ta sẽ có âm thanh khác với piano và piano sẽ có âm thanh khác với saxophone

         

Trên thế giới âm nhạc thì cảm âm đưuọc chia làm 2 loại:

Cảm âm tương đối và cảm âm tuyệt đối

Mình đã đề cập tới phần này ở bài viết Top 10 hiểu lầm khi mới tập chơi nhạc. Các bạn xem lại bài viết để rõ hơn về hai khái niệm này nhé

II. Luyện tập cảm âm

Chúng ta sẽ có 3 bước để luyện tập cảm âm tương đối tại nhà

B1: Lấy 1 note làm điểm tựa và xác định các nốt lân cận

Mình sẽ lấy nốt C làm điểm tựa và đọc ra các nốt khác trong âm giai C

B2: Dựng Triad

Chúng ta sẽ dựng lên các Triad ở trong giọng C. Ví dụ hợp âm C gồm các nốt C E G. Tương tự như vậy với hợp âm Dm gồm các nốt D F A

B3: Dựng hợp âm 4 bè

Từ các hợp âm đã dựng được ở bước 2 chúng ta sẽ dựng lên các hợp âm 4 bè cụ thể là Maj7, 7, m7 và m7♭5

Vấn đề của 3 bước tập cảm âm:

Qua 3 bước mà mình đã chia sẽ thì mình nghĩ các bạn đã có thể tự luyện tập cảm âm tương đối rồi thế nhưng ở cách tập đó thì chúng ta chỉ có thể luyện tập được ở trên tông C bởi vì ở tông C không có bất kì một dấu # hay B nào cả. Nó rất đơn giản cho việc đọc tên các nốt nhạc. Vậy còn các giọng khác thì sao. Bởi vì trong âm nhạc chúng ta có tới 12 tông chính vì vậy chúng ta sẽ có một cách tập khác để có thể tập luyện các tông còn lại. Cách tập đó có tên gọi là Moveable C

Đây là phương pháp mà chúng ta sẽ sử dụng 7 nốt nhạc trong tông C để gọi tên tất cả các nốt nhạc của tất cả các giọng

Chi tiết phần Moveable C này mình sẽ để link video nói về vấn đề này của Oriole Media để các bạn có thể cảm nhận bằng âm thanh trên đàn từ đó sẽ giúp các bạn có cái nhìn trực quan hơn về phương pháp này nhé